Lọc dầu máy biến áp là phương pháp sử dụng thiết bị lọc dầu để xử lý dầu máy biến áp nhằm loại bỏ các tạp chất trong dầu có đường kính lớn hơn 5 micro mét, loại bỏ hàm lước nước trong dầu, loại bỏ hàm lượng các khí cháy trong dầu như CO, CO2, O2, H2…
Đối với Dầu cách điện máy biến áp mới: Dầu mới chứa trong phuy hoặc trong bồn chứa lưu trữ thời gian dài trong kho hoặc trong quá trình vận chuyển sẽ dễ nhiễm không khí ẩm từ bên ngoài hoặc nhiễm bụi bẩn do quá trình bảo quản không tốt. Vì vậy, trước khi châm dầu cách điện vào máy biến áp chúng ta cần tiến hành lọc dầu máy biến áp bằng thiết bị chuyên dùng đó là Máy lọc dầu có bộ hút chân không và bộ gia nhiệt. Sau khi lọc dầu, các tạp chất, nước, khí sẽ bị loại bỏ như vậy làm tăng chất lượng của dầu đặc biệt là Điện áp phóng điện dầu sẽ tăng lên (có thể từ 30kV ban đầu lên 60-80kV sau khi lọc), hàm lượng ẩm trong dầu sẽ giảm.
Đối với dầu cách điện máy biến áp đang vận hành: Máy biến áp vận hành trong thời gian dài, đặt biệt ở chế độ vận hành đầy tải hoặc quá tải thì dễ phát sinh dầu bị nhiễm ẩm từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong ruột máy biến áp bị phát nhiệt dẫn đến sinh bọt khí hoặc cặn lắng trong dầu cách điện. Dẫn đến độ cách điện của dầu giảm dễ gây phóng điện cục bộ trong máy biến áp.
Do đó, Lọc dầu máy biến áp là rất cần thiết để đảm bảo máy biến áp vận hành an toàn tin cậy trong thời gian dài.
Quá trình loại bỏ hơi nước và khí ra khỏi dầu là một quá trình vật lý. Hơi nước hoặc phân tử khí ngẫu nhiên đọng lại trên bề mặt dầu từ lớp không khí xung quanh và cũng ngẫu nhiên thâm nhập vào dầu. Khi tỷ lệ phân tử khí xâm nhập vào dầu đạt tới tỷ lệ cân bằng thì lúc đó ta gọi là trạng thái bão hòa. Theo định luật Henry, khối lượng khí hòa tan trong một dung môi tỷ lệ thuận với áp lực khí mà tại đó nó đạt trạng thái cân bằng. Quá trình xử lý của máy lọc dầu chân không là giảm áp lực khí bằng thiết bị bơm chân không và dầu sẽ được xử lý để nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng.
Một trong những phương pháp đó là gia tăng bề mặt tiếp xúc giữa dầu và không khí để giúp hình thành các bọt khí phía dưới bề mặt không khí. Một số phương pháp (công nghệ) được sử dụng để tách khí và hơi nước từ dầu được mô tả như sau:
Phương pháp tầng lọc (Trays): Dùng các tầng lọc để gia tăng bề mặt tiếp xúc của dầu nhưng lại không giúp quá trình hình thành bong bóng dầu. Nhược điểm của kỹ thuật dùng tầng lọc đòi hỏi phải có nhiệt độ xử lý cao để loại bỏ hơi nước và khí khỏi dầu .
Phương pháp vành khung (Rings): dùng vành khung để gia tăng bề mặt tiếp của dầu nhưng không giúp quá trình hình thành bong bóng dầu. Nhược điểm của kỹ thuật dùng vành khung đòi hỏi phải có nhiệt độ xử lý cao để loại bỏ hơi nước và khí khỏi dầu.
Những phần tử khử khí bằng sợi thủy tinh (GLASS FIBER DEGASSING ELEMENTS): có hai chức năng là gia tăng bề mặt tiếp xúc và tạo ra hàng triệu điểm cuối dòng chảy của dầu và mỗi điểm này tạo ra “điểm bay hơi” giúp dể hình thành bong bóng dầu. Quá trình này giống như hình ảnh thường thấy trong cốc Coca Cola hay cốc bia, thời điểm mà bong bóng dầu vỡ ra được gọi là “điểm bay hơi”