Cách khắc phục một số sự cố thường gặp khi vận hành máy biến áp

Ngày đăng: 29/06/2021 04:11 PM

Máy biến áp là thiết bị truyền tải và phân phối năng lượng điện. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện, một sự cố máy biến áp sẽ làm gián đoạn việc cung cấp điện từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ điện. Sự cố mất điện thiệt hại lớn về kinh tế cho cả một vùng, cả một khu vực, các khu công nghiệp, các nhà máy ngừng hoạt động, đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

 

Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số sự cố máy biến áp thường gặp và cách sử lý, khắc phục để các bạn có thể tham khảo và sử lý trong quá trình lắp đặt, sử dụng, vận hành máy biến áp.

 

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục một số sự cố thường gặp đối với máy biến áp phân phối kiểu kín hoặc kiểu hở (có bình dầu phụ).

1. Những sự cố thường gặp.

TT

Dấu hiệu

Nguyên nhân

Cách khắc phục

1

Chảy dầu

 Do ecu, bulong bị lỏng.

Bắt xiết lại ecu, bulong

 Do mối hàn

 Hàn lại

2

Thiếu dầu

Đối với máy biến áp kiểu kín:

 Phao báo dầu chỉ vạch “ đỏ”

 

Vặn lỏng để xả khí, xong bặt xiết chặt lại.

Nếu thiếu dầu, bổ xung

Nếu cánh phình ra không co lại được phải thay vỏ mới.

Bổ xung dầu

 

Đối với máy biến áp kiểu hở:

Đồng hồ, chỉ “Min”, thấp nhất

3

Hạt ẩm silicagen

Đổi màu (máy biến áp kiểu hở)

Thay hạt mới

4

Quá điện áp

 

Điện áp thấp

Điện áp sơ cấp cao quá 5%

 

Vặn điều chỉnh điện áp  OFLTC về nấc 2 hoặc 1.

Điện áp sơ cấp thấp

Vặn OFLTC về nấc 4 hoặc 5

5

Quá dòng điện

 Quá tải

 Cắt bớt, giảm tải.

6

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệt độ dầu cao

Tản nhiệt kém

Tăng cường quạt gió

Quá tải

 

Cắt bớt, giảm tải

 

 Dầu Top oil báo Alarm ( Loại có tiếp điểm)

Quá tải

 Cắt bớt, giảm tải

 

 Nhiệt độ bối dây báo Alarm.

 

 

Ngắn mạch, hoặc chạm chậm bên trong máy biến áp.

 

 

Cắt, loại máy biến áp ra khỏi lưới, kiểm tra, sửa chữa, khắc phục

 

Top oil và bối dây báo “Trip”

7

 

Rơ le hơi (Máy biến áp kiểu hở):

Bucholz rơ le: Báo “Alarm”

 

Dầu sinh khí, có hiện tượng phóng điện cục bộ,

 

 

 Kiểm tra tiếng kêu, xả khí, thí nghiệm dầu?

 

Báo cắt “Trip”

Nóng quá mức, báo cắt

 

Loại máy biến áp ra khỏi lưới, kiểm tra, thí nghiệm lại máy biến áp và dầu?

 

8

Ty sứ Cao hoặc Hạ áp nóng, biến mầu

Do Ecu, Bulong ty sứ bị lỏng

 Bắt, xiết chặt lại Ecu, bulong

9

Điện trở 1 chiều 3 pha lệch quá dung sai cho phép

Do Ecu, Bulong, mối hàn các đầu dây bên trong máy lỏng, . . Điều chỉnh điện áp (OFLTC) tiếp xúc kém, hỏng

 Rút ruột, kiểm tra, bắt xiết, hoặc hàn lại,

 

Thay điều chỉnh OFLTC.

 

10

 

 

 

Điện trở cách điện thấp

Dầu cách điện kém

 Thí nghiệm lại dầu, kém phải lọc lại hoặc thay dầu mới.

Ruột máy có điện trở cách điện thấp

Sấy lại máy.

Nếu cách điện bị lão hóa phải đại tu thay bối dây mới, cách điện mới.

Bài viết tham khảo: Hiện tượng chảy dầu máy biến áp

Bài viết tham khảo: Tiếng ồn máy biến áp

2. Những điều cần chú ý khi lắp đặt.

Đối với máy biến áp có công suất > 1000kVA, nhà sản xuất khuyến cáo khách hàng lắp đặt máy cắt (Switchger) để bảo vệ. Khi máy biến áp bị sự cố như sét đánh do quá điện áp thiên nhiên, ngắn mạch phụ tải, chạm chập phóng điện trong máy, máy cắt sẽ tự động cắt và loại máy biến áp sự cố ra khỏi lưới điện. Việc cắt điện kịp thời sẽ làm giảm thiệt hại cho người sử dụng điện.

 

Đối với máy biến áp điện áp 35/0,4kV, nên dùng tổ nối dây: Dyn11, để giảm sóng hài bậc 3,5,7. Giảm hiện tượng cộng hưởng “L-C” (vì máy biến áp cỏ tính chất điện cảm L, đường dây có tính điện dung C), sẩy ra hiện tượng khi đóng điện 1 pha bằng cầu chì rơi “SI” làm nổ công tơ bên hạ áp.

 

Đối với máy biến áp phân phối lắp trong trạm Kios, trạm treo 1 cột, lắp tủ RMU (Ring Main Unit) để bảo bệ quá tải, ngắn mạch phụ tải.

 

Đối với trạm treo 2 cột ngoài trời, lắp thêm cầu dao cách ly “Breaker” trước cầu chì rơi “SI”. Khi đóng điện không tải, đóng SI trước, đóng Breaker sau. Khi cắt thì ngược lại.

 

Sau khi lắp đặt, trước khi đóng điện, phải thí nghiệm lại các thông số kỹ thuật của máy biến áp, thí nghiệm lại dầu (nếu máy có cách điện thấp không đủ điều kiện đóng điện). Có gì bất thường, hoặc các số liệu khác với số liệu của nhà sản xuất ghi trong “Lý lịch máy” thì phải thông báo ngay cho nhà sản xuất biết, để nhà sản xuất đến sử lý, hoặc hướng dẫn cách xử lý.

3. Trong quá trình vận hành máy biến áp.

Người quản lý vận hành phải thường xuyên theo dõi ghi nhật ký hàng ngày:

4. Dừng khẩn cấp máy biến áp.

5. Kết luận.

Trên đây, DONAE đã đưa ra một số biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục một số lỗi cơ bản trong quá trình vận hành của máy biến áp điện lực. Hi vọng với kiến thức trên sẽ giúp được quý khách hàng, quý đối tác có cái nhìn tổng quan nhất, cách xử lý hiệu quả nhất khi gặp tình trạng về lỗi trong máy biến áp.

 

Để hạn chế tình trạng những lỗi không đáng có xảy ra, hạn chế quá trình bảo trì, bảo dưỡng để máy biến áp hoạt động ổn định, lâu dài thì các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu về máy biến áp nên tìm hiểu và chọn đơn vị cung cấp máy biến áp uy tín trên thị trường.

 

Máy biến áp là sản phẩm chủ lực của Công ty TNHH Thiết bị điện Đồng Nai. Công ty chúng tôi tự hào là đơn vị sản xuất và cung cấp các dòng sản phẩm máy biến áp các loại với  uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất máy biến áp cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, các sản phẩm và dịch vụ của công ty từ lâu đã được thị trường đánh giá cao.

 

Với phương châm kinh doanh là: “Chất Lượng Dưỡng Niềm Tin”, khách hàng khi đến với máy biến áp MBT sẽ luôn nhận được các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, thời gian giao hàng nhanh nhất và dịch vụ bảo hành tốt nhất.

 

Liên hệ ngay 0903 535 993 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhận báo giá máy biến áp ưu đãi nhất.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
090 3535 993Icon phone
Zalo
Hotline